Ung thư phổi nên ăn gì?
Ung thư phổi nên ăn gì?
Trên thế giới, mỗi năm có tới hơn 1.8 triệu người phát hiện mắc ung thư phổi. Trong đó có khoảng 85% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối.
Nguyên nhân nào gây nên căn bệnh đáng sợ này?
– Thuốc lá:
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Các chất độc hại là tác nhân gây ung thư có trong thuốc lá làm tổn hại tới các tế bào ở trong phổi. Dần dần, những tế bào này có thể trở thành ung thư. Xác xuất một người hút thuốc lá bị ung thư phổi phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu hút, thời gian hút thuốc, lượng thuốc lá hút trong một ngày và mức độ hít khói thuốc. Ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi.
– Xì gà và thuốc lá tẩu:
Những người hút xì gà và thuốc lá tẩu có nguy cơ mắc ung thư cao hơn hẳn những người không hút. Số năm hút thuốc, số lượng xì gà và thuốc lá tẩu hút mỗi ngày, mức độ hít khói thuốc đều ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư phổi. Thậm chí những người hút xì gà và thuốc lá tẩu không hít khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư miệng và các loại ung thư khác cao hơn.
– Khói thuốc lá trong môi trường:
Nguy cơ bị ung thư phổi tăng lên khi có tiếp xúc với khói thuốc là trong môi trường. Tiếp xúc với khói thuốc lá trong môi trường, hay khói thuốc gián tiếp được gọi là hút thuốc không tự nhiên hay hút thuốc lá thụ động.
– Radon:
Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có sỏi và đá. Làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon. Hút thuốc lá còn làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi lên cao hơn ở những người đã có nguy cơ mắc căn bệnh này do tiếp xúc với khí radon.
– Amiăng:
Amiăng là tên gọi của một nhóm các chất khoáng, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Sợi Amiăng có thể dễ dàng bị đứt đoạn thành các hạt nhỏ bay lơ lửng trong không khí và dính vào quần áo. Khi hít phải những hạt này chúng sẽ cư trú ở phổi, làm tổn hại tới tế bào và tăng nguy cơ ung thư phổi. Theo kết quả của các nghiên cứu những công nhân tiếp xúc với một lượng lớn chất Amiăng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 3 – 4 lần so với những công nhân không phải tiếp xúc với chất này. Sự tiếp xúc này đã được thấy trong các ngành như đóng tàu, khai thác và sản xuất Amiăng, sản xuất vật liệu cách điện và sửa chữa phanh. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở những công nhân phải tiếp xúc với chất Amiăng và hút thuốc lá còn cao hơn nữa. Những công nhân phải tiếp xúc với Amiăng nên sử dụng những thiết bị bảo hộ lao động và tuân thủ những quy định về thực hành và an toàn lao động.
– Ô nhiễm:
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định. Ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nguyên liệu hóa thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
– Các bệnh về phổi:
Một số bệnh phổi như bệnh lao làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Ung thư phổi có xu hướng phát triển ở những vùng phổi bị sẹo do bệnh lao gây ra.
– Tiền sử bản thân:
Một người đã mắc ung thư phổi một lần có nguy cơ mắc ung thư phổi lần hai cao hơn so với một người chưa bao giờ mắc ung thư phổi. Bỏ hút thuốc lá sau khi được chẩn đoán ung thư phổi có thể ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi lần hai. Ăn gì để phòng ngừa ung thư phổi Theo nghiên cứu của các nhà bác học, tỏi được xem là loại dược liệu vô cùng tốt trong việc phòng chống và ngăn ngừa ung thư phổi. Đối với người hút thuốc lá, nên ăn tỏi thường xuyên hằng ngày cũng có tác dụng làm giảm thiểu tác hại của khói thuốc đối với phổi lên đến 25%.
– Tỏi:
Tỏi có chứa chất ngăn ngừa oxy hóa, có tác dụng làm vô hiệu hóa các tế bào gây ung thư. Đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi giai đoạn đầu, tỏi cũng có tác dụng ngăn chặn khối u phát triển. Hơn nữa, ăn tỏi mỗi ngày còn giúp bạn bổ sung khả năng miễn dịch, mang đến bạn sức đề kháng tốt. Việc kết hợp tỏi trong các món ăn của Việt Nam không phải là việc làm xa lạ. Bạn có thể biến tỏi thành gia vị trong các món ướp, xào, hầm..vv..Bên cạnh đó, còn có thể ăn sống hoặc ngâm rượu, ngâm dấm, dùng hằng ngày.
– Rau-củ, quả chứa vitamin C, axit folic:
Việc tăng cường rau, củ, quả có chứa vitamin C hoặc axit folic là điều cần thiết nếu bạn muốn ngăn chặn ung thư phổi hoặc đang trong thời kì điều trị căn bệnh này. Vitamin C chứa trong hoa quả chua, nhất là ăn bưởi, cam, chanh, quả mâm xôi, việt quất, cà chua…vv.. Axit folic (vitamin B9) chứa trong các loại rau cải (cải thìa, cải bắp, cải xoong..vv..), súp lơ (bông cải xanh), măng tây..vv..Đặc biệt những loại rau họ cải có công dụng ngăn ngừa bệnh ung thư phổi tốt hơn các loại rau còn lại.
– Những loại thực phẩm chứa vitamin E, vitamin A:
Vitamin E không những có tác dụng trong làm đẹp da, việc chứa chất chống oxy hóa cũng làm hạn chế sự tăng trưởng của tế bào gây ung thư phổi. Bạn nên ăn các loại hạt như hướng dương, óc chó, hạnh nhân hàng ngày để bảo vệ lá phổi của mình. Vitamin A chứa carotenoid hỗ trợ phòng ngừa bệnh ung thư phổi, có chứa trong các loại quả màu đỏ như cà chua, cà rốt, ớt chuông đỏ, dưa hấu…vv..
– Không nên ăn đồ ăn chứa chất béo:
Có 2 loại chất béo, chất béo có lợi (chất béo chứa axit béo omega – 3) và chất béo có hại (chất béo bão hòa). Để phòng tránh ung thư phổi bạn nên ăn thật nhiều thực phẩm chứa chất axit omega – 3 ví dụ các loại cá hồi, cá ngừ, cá thu.
Không nên uống các loại sữa vì chứa chất béo bão hòa. Tăng cường uống thật nhiều nước ép trái cây sẽ giúp cải thiện sức khỏe và bổ sung sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm có công dụng ngăn ngừa ung thư phổi, bạn có thể tập thể dục, thể thao mỗi ngày, nâng cao sức khỏe cùng với khả năng miễn dịch.