Ung thư vú có chữa được không ?
Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam, ung thư vú đứng thứ hai trong số các bệnh ung thư thường mắc ở phụ nữ, với khoảng 11 nghìn ca mới mắc và hơn 4 nghìn ca tử vong. Tỉ lệ bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3,4) ở nước ta vẫn cao nên tỉ lệ tử vong vẫn ở mức 60%. Tỷ lệ mắc ung thư vú ngày càng tăng nhanh nhưng với những tiến bộ của y học hiện nay thì tỷ lệ tử vong lại đang có xu hướng giảm.
Ung thư vú có chữa khỏi được không?
Ung thư vú nếu được điều trị sớm, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm tỉ lệ khỏi hoàn toàn là có thể. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm, và điều trị tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nghiên cứu năm 2010 cho thấy có trên 70% bệnh nhân ung thư vú tại BV K được chữa khỏi (trong vòng 5 năm bệnh không tái phát, không di căn). Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ tại Singapore. Theo PGS.TS Trần Đình Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết xu hướng mắc bệnh ung thư vú không những gia tăng ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong đang có xu hướng giảm tại Việt Nam.
- Bệnh ở giai đoạn sớm chữa khỏi: 90 %
- Bệnh ở giai đoạn 2 được chữa khỏi: chiếm 60%
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân phát hiện bệnh ung thư vú giai đoạn muộn (giai đoạn 3, 4) ở nước ta vẫn cao nên tỷ lệ tử vong vẫn ở mức 60%. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác điều trị cũng như giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú, việc phát hiện sớm bệnh là cực kỳ cần thiết.
Do đó, kiểm tra và phát hiện sớm ung thư vú là rất quan trọng, khi ấy ở giai đoạn sớm, khi bệnh ở những giai đoạn sớm việc can thiệp các phương pháp điều trị nhẹ nhàng, dễ bình phục, và virus không ăn sâu vào trong các tế bào. Việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngoài ra không muốn để bệnh tình quá nặng, bạn hãy trang bị cho mình kiến thức về sức khỏe, bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách hiểu rõ những thông tin về phương pháp phòng tránh bệnh ung thư vú
Các phương pháp giúp phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư vú
Tầm soát ung thư vú: Phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư vú mới giúp phát hiện được ung thư vú khi còn giai đoạn sớm, giúp việc điều trị khỏi bệnh có cơ hội cao hơn:
- Chụp X-quang tuyến vú
- Siêu âm vú
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Sinh thiết vú
- Xét nghiệm tế bào học
Những thối quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vú và nâng cao sức đề kháng, sức khỏe để ngăn chặn, chống chọi bệnh tật, vì vậy bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
- Duy trì lối sống lành mạnh: hãy luôn thực hiện theo chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập thể dục thường xuyên. Bạn nên bỏ hút thuốc và hạn chế dùng thức uống có cồn, nhưng chất kích thích.
- Ăn uống hợp lý: các phương pháp điều trị bệnh có thể khiến bạn buồn nôn và giảm khẩu vị, hãy chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày. Ăn những loại thực phẩm nhiều vitamin A,C,E. Cố gắng hạn chế những dồ ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, những đồ ăn không rõ nguồn gốc, nhiều chất bảo quản
- Tập thể dục thường xuyên: ung thư có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và yếu ớt hơn, thậm chí ngay cả khi bạn đã nghỉ ngơi để lấy lại sức. Tập thể dục thường xuyên như đi bộ ngắn giúp hạn chế sự mệt mỏi và tăng cường sức lực.